XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH LƯƠNG THƯỞNG CHUẨN NHẤT

 


Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng quy chế lương, thưởng? Tầm quan trọng và các bước xây dựng quy chế tiền lương, thưởng trong bài viết sau đây.

1. Chính sách lương thưởng là gì?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền lương, thưởng và phụ cấp của người lao động là chi phí có tính thuế thu nhập doanh nghiệp, được quy định cụ thể trong Quy chế tiền lương, thưởng của doanh nghiệp.

Quy chế tiền lương, thưởng là văn bản do doanh nghiệp ban hành, quy định việc trả tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp. Cụ thể, văn bản này gồm các nội dung như sau:

  • Cách tính tiền lương
  • Hình thức tính lương
  • Thời hạn trả lương

2. Chính sách lương thưởng để đôi bên cùng có lợi


Tầm quan trọng của chính sách lương thưởng đối với người lao động và người sử dụng lao động không thể không đề cập đến. Chính sách lương thưởng phù hợp sẽ mang đến những lợi ích lâu dài và bền vững cho người sử dụng lao động. Còn đối với người lao động chính sách lương thưởng sẽ mang đến những thoải mái trong cuộc sống và động lực làm việc mạnh mẽ cho họ.

Đối với Doanh nghiệp

Quy chế lương, thưởng, phụ cấp rõ ràng, minh bạch đem lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp, cả về văn hóa, uy tín, hiệu quả công việc… Cụ thể như sau:

  • Tuân thủ quy định của pháp luật: Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải công khai chế độ lương, thưởng. Như vậy, đây là một trong những văn bản quan trọng để tổ chức có thể hoạt động lâu dài và hợp pháp.
  • Góp phần xây dựng danh tiến, thương hiệu doanh nghiệp: Chính sách lương, thưởng và chế độ phúc lợi hấp dẫn không chỉ có ý nghĩa với các nhân viên hiện tại, mà còn có những nhân sự tiềm năng. Bởi danh tiếng và thương hiệu công ty sẽ vô cùng hữu ích trong việc thu hút  và giữ nhân tài.
  • Khuyến khích nhân viên phát triển năng lực bản thân: Tiền lương, thưởng là động lực để nhân sự hoàn thành công việc đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, đây cũng là lý do để người lao động chủ động học tập, phát triển kỹ năng để có mức thu nhập tốt hơn.
  • Gia tăng sự gắn bó của nhân viên: Bên cạnh ý nghĩa về tài chính, chế độ lương, thưởng còn là sự công nhận của doanh nghiệp với người lao động. Khi được công nhận xứng đáng, nhân viên tất nhiên sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

>>> Xem thêm: Quản trị nguồn nhân lực Thông điệp Tuyên dương

Đối với người lao động

Theo thống kê trên trang web Vieclamvui, 90% nhân sự quan tâm đến lương, thưởng khi làm việc trong công ty. Cụ thể, tầm quan trọng của chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp với người lao động như sau:

  • Cân nhắc môi trường làm việc: Lương, thưởng giúp nhân sự đảm bảo cuộc sống và yên tâm công tác. Vì vậy, công ty cần đưa ra chính sách hợp lý để thu hút nhân tài.
  • Củng cố niềm tin: Việc công bố quy chế tiền lương, thưởng cho thấy công ty hoạt động minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này giúp người lao động hiểu cách tính lương và tin tưởng doanh nghiệp.
  • Củng cố tình đoàn kết giữa các nhân viên: Một tập thể càng đông thì càng dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực giữa mọi người. Một trong những lý do là vì bất mãn về lợi ích của bản thân với đồng nghiệp. Vậy nên, việc công bố quy chế tiền lương, thưởng là rất cần thiết, cũng như tránh những xung đột không cần thiết.

3. Các bước xây dựng chính sách lương thưởng, phụ cấp trong doanh nghiệp


Bước 1: Tổ chức trưng cầu ý kiến của người lao động trong doanh nghiệp

Trước khi xây dựng và ban hành các quy chế chính sách lương thưởng doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến của người lao động về các vấn đề liên quan trong doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng thoả đáng mong muốn và quyền lợi của người lao động cũng như đảm bảo được lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua các cuộc thăm dò ý kiến những vấn đề được người lao động đóng góp như:

  • Tính hợp lý và sự công bằng trong cách tính lương thưởng phù hợp với công việc, thâm niên công tác và năng lực làm việc.
  • Những ưu điểm cũng như những điểm còn hạn chế trong cơ chế lương thưởng đang áp dụng hiện tại.
  • Những vấn đề cần khắc phục và hướng giải quyết.

Bước 2: Tiến hành xây dựng và soạn thảo chính sách tiền lương thưởng

Sau khi khảo sát căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên xây dựng các chính sách sao cho phù hợp dựa trên các yếu tố:

  • Xác định đơn giá và quỹ tiền lương kế hoạch cả năm.
  • Xây dựng hệ thống chức danh công việc và hệ số dãn cách giữa các chức danh nhằm đảm bảo sự hợp lý trong cách tính lương giữa vị trí cao nhất và thấp nhất trong công ty cũng như các vị trí liền kề.
  • Xây dựng công cụ đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt.
  • Xác định cách thức tính trả lương đến từng người lao động phù hợp với tính chất của công việc và mỗi bộ phận hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Quy định về cách tính lương và thời điểm trả lương hàng tháng cũng như những chính sách lương đặc biệt được áp dụng trong công ty.

Bước 3: Ban hành và áp dụng

Sau khi có được quy chế lương thưởng, phụ cấp rõ ràng và minh bạch, doanh nghiệp cần tổ chức cuộc họp phổ biến và lấy ý kiến đánh giá chung của nhân viên công ty. Một điểm quan trong cần lưu ý là quy chế lương thưởng, phụ cấp với cách tính lương rõ ràng, cách trả lương hợp lý cùng những chính sách trợ cấp, đãi ngộ phù hợp được phổ biến đến người lao động sẽ giúp hạn chế những bất bình, đồn đại, mâu thuẫn và mất đoàn kết giữa người lao động trong công ty. 

Vì vậy, việc ban hành và áp dụng quy chế lương thưởng, phụ cấp sẽ dễ được đón nhận và tuân thủ của người lao động. Đây cũng là yếu tố khuyến khích và gia tăng năng suất lao động trong công ty, tăng sự đoàn kết, phối hợp trong công việc và đem lại hiệu quả cho những công việc mà công ty đang thực hiện. Quy chế lương thưởng công bằng, minh bạch là sợi dây kết nối bền chặt giữa người lao động và doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá, sửa đổi và bổ sung quy chế phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Quy chế tiền lương thưởng, phụ cấp và chính sách trả lương sẽ không thể là bất biến mà nó cũng cần có những sự thay đổi và điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của mỗi doanh nghiệp. 

Trong quá trình áp dụng, doanh nghiệp luôn cần có những xem xét, đánh giá, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh và những yêu cầu mới của doanh nghiệp. Việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh quy chế là điều tất yếu giúp duy trì hoạt động bền vững và phát triển của công ty trong môi trường cạnh tranh cao hiện nay.

Bài viết tham khảo:

Nhận xét